Kính thưa các bà, các bá, các chị, thưa toàn thể nhân dân. Cuối thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ, nền mỹ nghệ đã thu hút đông đảo phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương rất rẻ mạt, căm phẫn trước sự bất công đó. Ngày 8/3/1899 nữ công nhân ở Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm, phong trào bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt may tại thành phố Si – Ca Gô và Nữu ước. Mặc dù bọn tư bản thẳng tay đàn áp, nhưng chị em vẫn đoàn kết chặt, đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ nước Đức một nước đại kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ. Phong trào đấu tranh đã xuất hiện nữ chiến sỹ lỗi lạc đó là bà CLA- ZÉT – KIN ( người Đức ) và bà Lô Ra Lúc – Xăm Bua ( người Ba Lan ). Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ, nên năm 1907. Hai Bà Trưngđã phối hợp với bà Crup X cai a ( vợ đồng chí LêNin ) vận động thành lập “ Ban thư ký phụ nữ quốc tế ” bà Cla – Zét – Kin được cử làm thư ký . Năm 1910 Đại Hội phụ nữ quốc tế XHCN họp tại Cô Pen Ha Gen ( thủ đô Đan Mạch ) đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày “ Quốc tế phụ nữ” ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu : - Ngày làm việc 8 giờ. - Làm việc ngang bằng nhau. - Bảo vệ bà mẹ, trẻ em. Từ đó ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới. Nhưng dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là người bị áp bức bóc lột, chịu nhiều bất công, nên có nhu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cáng mạng với lòng yêu nước nồng nàn. Tình yêu quê hương đất nước trong con người phụ nữ Việt Nam được hun đúc từ mấy nghìn năm lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc đã tạo lên truyền thống vô cùng vẻ vang.Chẳng phải ngẫu nhiên mùa xuân năm 40 Hai bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa, mở đầu trang sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Kế thừa truyền thống của Hai bà Trưng, đã có biết bao nhiêu người phụ nữ anh hùng từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào các phong trào như: Phong trào cần vương; Phong trào đông du- Đông kinh nghĩa thục và có rất nhiều phụ nữ tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Trải qua suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước vĩ đại của đân tộc, noi gương bà Trưng bà Triệu, tinh thần quốc tế phụ nữ 8/3. phụ nữ xã Thanh Tùng luôn nêu cao truyền thống yêu nước, đoàn kết, ý trí tự lực, tự cường và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, chịu thương chịu khó, cần cù lao động thông minh sáng tạo, đã tô đẹp truyền thống vô cùng vẻ vang của phụ nũ Việt Nam. Cùng với phong trào cách mạng của Đảng, các tổ chức chính trị, xã hội và lực lượng vũ trang, phụ nữ xã Thanh Tùng đã anh dũng tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương, bảo vệ cơ sở cách mạng chăm sóc thương binh và tích cực lao động sản xuất, động viên chồng con và người thân ra tiền tuyến. Biết bao người phụ nữ Thanh Tùng vừa sản xuất giỏi vừa chiến đấu, đóng góp nhiều của cải, vật chất chi viện cho tiền tuyến với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân quân không thiếu một người”góp phần cùng toàn quân cả nước đánh đuổi đế quốc, giải phóng quê hương, đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.